Hiện nay có rất nhiều mạng máy tính khác nhau được ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phổ biến nhất kể tới mạng LAN, mạng WAN, mạng MAN. Hẳn bạn không có xa lạ với các thuật ngữ như mạng LAN (mạng cục bộ) hay mạng WAN (mạng diện rộng).
Vậy bạn có biết mạng MAN là gì không? Mạng MAN có đặc điểm gì?Trong bài viết này, Tipcongnghe.com sẽ cùng bạn tìm hiểu xem mạng MAN là gì, ứng dụng của mạng MAN cũng như các ưu nhược điểm của mạng máy tính này để hiểu cách nó hoạt động cũng như vai trò quan trọng của nó trong thế giới mạng ngày nay.
Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Mạng MAN là gì?
Mạng MAN (viết tắt tiếng Anh của Metropolitan Area Network) dịch ra nghĩa là “mạng đô thị“. Mạng MAN là mô hình mạng máy tính dữ liệu băng rộng được liên kết từ nhiều mạng LAN với nhau hoặc kết nối 2 mạng LAN và WAN qua dây cáp quang (Optical Fiber), các phương tiện truyền dẫn khác,…
Phạm vi và khả năng kết nối của mạng đô thị MAN kết nối các máy tính trong phạm vi rộng lớn như trong một khu vực địa lý đô thị, thành phố lớn, nhiều thành phố, thị trấn hoặc bất cứ khu vực rộng lớn có nhiều tòa nhà.
Xét về quy mô địa lý thì mạng MAN có diện tích hoạt động lớn hơn mạng cục bộ LAN nhưng lại nhỏ hơn mạng diện rộng WAN. Nghĩa là mạng MAN sẽ bao gồm nhiều mạnh LAN, trong khi nhiều mạng MAN kết hợp lại sẽ tạo thành WAN (mạng diện rộng phạm vi khoảng 1000km).
Theo định nghĩa mạng MAN là gì? từ Wikipedia:
“Mạng đô thị MAN (metropolitan area network) là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 100 km. Xét về quy mô địa lý, MAN lớn hơn mạng LAN nhưng nhỏ hơn mạng WAN, nó đóng vai trò kết nối 2 mạng LAN và WAN với nhau hoặc kết nối giữa các mạng LAN.”
“Mạng đô thị MAN (metropolitan area network) là mạng máy tính liên kết người dùng với tài nguyên máy tính trong một khu vực địa lý có kích thước của một khu vực đô thị. Thuật ngữ MAN được áp dụng cho việc kết nối các mạng cục bộ (LAN) trong một thành phố vào một mạng lớn hơn, có thể sau đó cung cấp kết nối hiệu quả đến một mạng diện rộng (WAN). Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả việc kết nối nhiều LAN trong một khu vực đô thị thông qua việc sử dụng kết nối điểm – điểm (point-to-point) giữa chúng.”
Ví dụ về mạng khu vực đô thị MAN:
Có nhiều ví dụ khác nhau về mạng MAN mà chúng ta có thể quan sát hàng ngày. Một số trong số đó là:
- Mạng truyền hình cáp
- Mạng điện thoại
- DSL line
- Mạng IUB
- IEEE 802.16
- WiMAX
>> Xem thêm: Thiết bị mạng là gì?
2. Cấu tạo và thành phần của mạng MAN
Mạng MAN được cấu tạo hình thành bằng cách kết hợp 2 hay nhiều mạng cục bộ (LAN) lại với nhau.
Mục tiêu chính của MAN là thiết lập liên kết truyền thông giữa hai nút LAN độc lập để kết nối các mạng LAN phân tán về mặt địa lý. Để thực hiện điều này, mạng đô thị MAN thường sử dụng cáp quang làm phương tiện truyền dẫn và mạng được xây dựng với sự trợ giúp của bộ định tuyến và bộ chuyển mạch.
Switch là một cổng hoạt động trong quá trình lọc dữ liệu, thường ở dạng khung. Bộ chuyển mạch cũng có thể hoạt động như một thiết bị cổng kép, với một đầu xử lý việc lọc dữ liệu và đầu còn lại quản lý các kết nối. Ngược lại, bộ định tuyến hỗ trợ các gói dữ liệu xác định đường dẫn tốt nhất để nhận và chuyển tiếp các gói dữ liệu đến địa chỉ IP dự định của chúng.
Các doanh nghiệp, tổ chức có thể thuê dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet khu vực tư nhân (ISP) để tiếp cận cáp quang. Điều này cho phép họ cung cấp kết nối mạng đáng tin cậy và tốc độ truyền tải cao cho nhiều điểm truy cập khác nhau nằm trong hệ thống mạng MAN của họ.
>> Xem thêm: Mạng WAN là gì? Mạng LAN là gì?
3. Đặc điểm của mạng MAN là gì?
Mạng MAN có những đặc điểm chính sau đây:
- Kích thước tương đối lớn: phạm vi kết nối tương đối lớn, thường dao động từ 5 – 50km, tối đa tới 100km. Mạng MAN có thể bao trùm toàn bộ không gian trong 1 thành phố lớn, bao phủ một khu vực địa lý rộng lớn và có thể phục vụ như là một ISP (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet).
- Đối tượng sở hữu: Mạng MAN thường kết hợp các mạng của nhiều tổ chức, nên nó được sở hữu bởi 1 nhóm người dùng hoặc bởi 1 nhà cung cấp mạng bán dịch vụ cho người dùng, thay vì quản lý bởi 1 tổ chức đơn lẻ như trong mạng LAN.
- Đối tượng khách hàng sử dụng: thường là các doanh nghiệp, tổ chức có nhiều chi nhánh, nhiều bộ phận kết nối với nhau và có thể kết nối liên tỉnh, nước ngoài; các khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, khu đô thị mới,….
- Tốc độ băng thông trung bình đến cao: tốc độ truyền dữ liệu của MAN ở mức trung bình tới cao khi so sánh với mạng WAN. Mạng MAN đảm bảo truyền tải thoại, dữ liệu và video chất lượng cao.
- Chi phí lắp đặt cao hơn mạng LAN. Cách thức quản trị mạng MAN phức tạp hơn mạng LAN nên đòi hỏi đội ngũ chuyên môn. Mạng MAN rất tốn kém và có thể hoặc không thuộc sở hữu của một tổ chức.
- Kết nối giữa các phần tử của mạng MAN: thường sử dụng không dây (Wireless) hoặc sử dụng cáp quang có thể được thuê từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet khu vực tư nhân (ISP).
- Mạng khu vực đô thị MAN cho phép chia sẻ tài nguyên khu vực.
- Mạng MAN được xây dựng bởi tiêu chuẩn quốc tế IEEE 802-2001.
- Trong mạng MAN, cấu trúc liên kết Dual Queue Dual Bus được sử dụng. Nó vận hành hai bus một chiều chuyển giao lưu lượng độc lập với nhau. Nhờ cấu trúc liên kết này, mạng MAN có thể gửi dữ liệu theo cả hai hướng cùng một lúc.
>> Xem thêm: Mạng LAN là gì?
3. Ưu điểm và nhược điểm của mạng MAN là gì?
Đã hiểu rõ hơn về khái niệm mạng MAN là gì thì chúng ta chắc chắc không thể kể tới các ưu điểm cũng như nhược điểm của mạng MAN.
3.1. Ưu điểm của mạng MAN
Các ưu điểm của mạng đô thị MAN gồm có:
- Phạm vi kết nối rộng lớn giúp tăng sự tương tác làm việc, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các chi nhánh, bộ phận của tổ chức, doanh nghiệp ở nhiều khu vực dễ dàng, hiệu quả cao. Mạng MAN nhỏ hơn WAN nên độ hiệu quả trong việc truyền nhận dữ liệu cũng tốt hơn.
- So với mạng WAN thì mạng MAN có chi phí thấp hơn do yêu cầu ít tài nguyên hơn, tốc độ truyền tải ổn định, đơn giản trong việc quản lý.
- Truyền dẫn đa hướng: Mạng MAN với phạm vi kết nối rộng hỗ trợ gửi dữ liệu theo 2 hướng cùng một lúc. Điều này cho phép trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa nhiều điểm kết nối rộng gồm toàn bộ một khối thành phố hoặc một phạm vi lớn trong thành phố.
- Tốc độ truyền tải cao: mạng MAN có khả năng tạo ra các kết nối tốc độ truyền tải cao trên phạm vi diện rộng, tốc độ có thể lên tới hàng trăm Mb/s và có thể mở rộng lên tới 1Gb/s. Tốc độ cao rất hữu ích cho các công việc như: phát triển thương mại điện tử, quản lý hành chính nhà nước, trao đổi thông tin, công tác chỉ đạo, các dịch vụ hành chính công.
- Tối ưu hóa băng thông dựa trên cơ sở hạ tầng mạng viễn thông và công nghệ thông tin CNTT sẵn có. Dễ dàng và linh hoạt triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp, dịch vụ đa phương tiện. Cung cấp nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc cho doanh nghiệp trên một đường truyền kết nối về voice (thoại)-data (dữ liệu)-video (hình ảnh).
- Bảo mật cao: đáp ứng nhu cầu bảo mật thông tin nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp. Mạng MAN cung cấp một mức độ bảo mật cao hơn so với LAN giúp đảm bảo yếu tố an toàn về dữ liệu và thông tin trong quá trình truyền tải.
>> Xem ngay: Tài liệu CCNA tiếng Việt Full
3.2. Nhược điểm của mạng MAN
Bên cạnh những ưu điểm thì mạng Metropolitan Area Network (MAN) cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế gồm có:
- Chi phí đầu tư cao: so với mạng LAN, chi phí đầu tư mạng MAN đòi hỏi khoản tốn kém hơn đáng kể, khá lớn để thiết lập và triển khai. Việc đầu tư ban đầu cho xây dựng mạng MAN có thể là thách thức về tài chính cho rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp. So với mạng LAN, cần nhiều cáp hơn để thiết lập mạng MAN.
- Tốn nhiều thời gian và công sức: việc xây dựng triển khai hệ thống mạng MAN không hề đơn giản. Nó đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức để triển khai một cách hiệu quả cũng như cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia quản trị viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp lành nghề. Vì vậy mà việc triển khai mạng MAN có thể tạo ra áp lực lớn về nhân lực và nguồn lực của doanh nghiệp/ tổ chức.
- Quản trị phức tạp: Mạng MAN bao gồm nhiều mạng cục bộ, vì thế nên việc quản trị hệ thống, cách thức quản trị mạng trở nên phức tạp và rắc rối hơn so với mạng LAN. Quá trình bảo trì và theo dõi từng phần mạng MAN cũng yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao. Vì thế mà chi phí quản lý mạng MAN cũng tốn kém hơn so với mạng cục bộ LAN.
- Mức băng thông trung bình: so với mạng WAN, mạng MAN có mức băng thông trung bình với khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ trung bình. Điều này là một hạn chế với các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, hiệu suất tối đa.
4. Ứng dụng của mạng MAN
Đối tượng chính sử dụng mạng MAN gồm các tổ chức, doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh hoặc có nhiều bộ phận kết nối với nhau. Mạng đô thị MAN ra đời đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu ngày càng tăng cao giữa các mạng nội bộ với mạng bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Các ứng dụng của mạng MAN trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng phổ biến như:
- MAN được sử dụng để xây dựng mạng dữ liệu tốc độ cao cho các thành phố và thị trấn và chức năng chính của chúng là kết nối hai hoặc nhiều mạng LAN.
- Đáp ứng được nhu cầu truy nhập Internet, truy nhập cơ sở dữ liệu, kết nối các chi nhánh văn phòng, bộ phận của doanh nghiệp, công ty. Mạng MAN giúp trao đổi dữ liệu thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tối ưu hóa quá trình quản lý và làm việc.
- Kết nối các mạng Access (mạng truy nhập) khác nhau như: LAN/WLAN, CATV, xDSL, 2G/3G,… với mạng Core (mạng lõi).
- Mạng MAN được xây dựng triển khai tại nhiều tỉnh thành phố lớn tại Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với các dự án CNTT: hạ tầng truyền hình cáp, Tin học hoá quản lý Nhà nước – Chính phủ điện tử, Cao ốc CNTT – Viễn thông, Hệ thống đối thoại doanh nghiệp – chính quyền thành phố, Các dịch vụ hành chính công, Họp trực tuyến, Thương mại điện tử,…
- Mạng MAN được ứng dụng trong lĩnh vực truyền hình cáp kỹ thuật số giúp cung cấp chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt rõ nét cho người dùng.
- Mạng MAN được áp dụng trong nhiều lĩnh vực công cộng, trong cơ quan chính phủ, sân bay, trường học, bệnh viện, mạng lưới trường đại học, lập bản đồ nước ngầm, phân tích đô thị, v.v… Ở những nơi công cộng như thư viện, bệnh viện, sân bay, v.v… Kết nối các cơ sở tư nhân như trường học, trung tâm mua sắm và các cơ sở khác.
Có thể thấy các ứng dụng của mạng đô thị MAN không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành CNTT Công nghệ thông tin Việt Nam.
>> Xem thêm: Router là gì?
5. So sánh mạng LAN, mạng MAN và mạng WAN
Dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí giúp bạn dễ dàng phân biệt được 3 loại mạng LAN, MAN và WAN:
Kết luận
Trên đây là những thông tin về mạng MAN giúp bạn hiểu rõ khái niệm mạng MAN là gì cũng như các ưu, nhược điểm cùng các ứng dụng của mạng đô thị MAN. Hy vọng bài viết này của Tip Công Nghệ có thể giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về các mạng máy tính, trong đó có mạng đô thị MAN là sự kết hợp giữa nhiều mạng LAN lại với nhau.
Mạng MAN kết nối mạng LAN trong khu vực đô thị với các mạng khu vực rộng hơn như Internet và cung cấp kết nối Internet cho mạng LAN. Mạng MAN thực sự là công nghệ kết nối quan trọng giữa các đô thị, trung tâm kinh tế trên phạm vi lớn, cầu nối quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức.