Mạng GAN là gì? Bạn hẳn đã nghe tới những thuật ngữ như mạng LAN, mạng WAN không còn quá xa lạ với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, sử dụng các thiết bị mạng. Tuy nhiên, đối với mạng GAN thì không phải ai cũng hiểu rõ. Mạng GAN là một trong các loại network mạng máy tính quan trọng trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay, hỗ trợ đắc lực cho đời sống, hoạt động của tất cả mọi người, doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Cùng Tip Công Nghệ tìm hiểu các thông tin về định nghĩa, đặc điểm cũng như công dụng của mạng GAN qua bài viết bên dưới nhé!
1. Network là gì?
Trước khi tìm hiểu mạng GAN là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Network.
Network dịch ra tiếng Việt là Mạng lưới, là một thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin để chỉ mạng viễn thông kỹ thuật số tập hợp các thiết bị kết nối mạng gồm các thiết bị máy tính, server, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi được liên kết với nhau nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên, trao đổi dữ liệu với nhau. Chúng có thể được kết nối thông qua kết nối bằng phương tiện truyền thông như bằng dây cáp mạng, cáp quang, sóng radio, đường dây điện thoại, vệ tinh hoặc bằng wifi.
Một mạng máy tính Network cơ bản gồm các thành phần: máy tính, máy chủ server, các thiết bị mạng như Router, Modem, Hub, Switch,… các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, các thành phần khác. Toàn bộ thiết bị được kết nối với nhau tạo ra một môi trường mạng lưới cho phép truyền tải dữ liệu, thông tin, tài nguyên giữa các thành viên trong mạng hiệu quả, bảo mật.
Mạng máy tính nổi tiếng nhất hiện nay là Internet giúp kết nối hàng tỷ người trên khắp hành tinh.
Khi phân loại theo khoảng cách địa lý, phạm vi phân bổ của Network bao gồm các network: LAN (Local Area Network), WAN (Wide Area Network), MAN (Metropolitan Area Network), Wireless LAN (WLAN) và mạng GAN (Global Area Network). Ngoài ra, phân loại theo mục đích sử dụng có các mạng PAN (Personal Area Network), SAN (Storage Area Network), VPN (Virtual Private Network),…
>> Xem thêm: Mạng máy tính là gì?
2. Mạng GAN là gì?
Mạng GAN là viết tắt của Global Area Network, nghĩa là Mạng toàn cầu, mạng khu vực toàn cầu. Mạng GAN là một mạng bao gồm các mạng được kết nối với nhau bao phủ khu vực địa lý không giới hạn rộng lớn như một quốc gia hoặc trên toàn bộ thế giới. Đúng như tên gọi, Global Area Networks (GAN) là một mạng máy tính toàn cầu gồm nhiều mạng nhỏ được kết nối lại với nhau mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. GAN được thiết kế để hỗ trợ liên lạc giao tiếp di động trên các thiết bị mạng LAN không dây được phân bổ trên toàn cầu.
Mạng GAN gồm các mạng có thể gồm các tính năng như phủ sóng vệ tinh, phủ sóng không dây. Không như mạng cục bộ LAN hoặc mạng diện rộng WAN, GAN cho phép kết nối các thiết bị máy tính, thiết bị mạng trong 1 khu vực có quy mô rộng lớn hơn rất nhiều như từ các châu lục khác nhau tạo thành một hệ thống. Trước đây thì các mạng WAN được kết hợp với hệ thống cáp quang xuyên biển để tạo thành GAN Network – Internet. Hiện nay đã ứng dụng vệ tinh làm đường truyền mạng xuyên quốc tế.
Mạng toàn cầu GAN đầu tiên được thành lập bằng cách sử dụng điện báo và phạm vi toàn cầu đạt được vào năm 1899. Mạng điện thoại là mạng thứ hai đạt được vị thế toàn cầu vào những năm 1950. Gần đây hơn, các mạng IP được kết nối (chủ yếu là Internet, với ước tính 2,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới vào năm 2014) và mạng truyền thông di động GSM (với hơn 6 tỷ người dùng trên toàn thế giới vào năm 2014) tạo thành các mạng toàn cầu lớn nhất.
Các ví dụ về mạng GAN:
- Mạng Internet – mạng khu vực toàn cầu là một ví dụ phổ biến nhất về mạng GAN, nhưng Internet không phải network duy nhất của loại mạng GAN, Internet thực ra chỉ là 1 dạng của mạng GAN. Nó giúp kết nối máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác trên toàn thế giới, cho phép mọi người truy cập và chia sẻ thông tin truy cập mạng bất kể vị trí địa lý.
- Mạng vệ tinh Satellite Networks: Đây là các mạng khu vực toàn cầu cung cấp các dịch vụ thông tin và liên lạc trên phạm vi toàn thế giới. Một ví dụ là GPS (Hệ thống định vị toàn cầu – Global Positioning System), cung cấp thông tin vị trí và thời gian cho người dùng trên toàn cầu. Một ví dụ khác là các mạng truyền hình vệ tinh như DIRECTV hoặc Dish Network phát tín hiệu trên toàn cầu.
- Các công ty viễn thông: Các công ty như AT&T và Vodafone vận hành mạng GAN để cung cấp dịch vụ dữ liệu và điện thoại di động cho khách hàng của họ. Họ có mạng lưới các trạm cơ sở và vệ tinh bao phủ các khu vực địa lý rộng lớn, cho phép phủ sóng toàn cầu và cung cấp các dịch vụ chuyển vùng cho người dùng.
Thông thường kết nối mạng này được thực hiện thông qua đường truyền mạng viễn thông và thông qua vệ tinh. Thách thức chính đối với bất kỳ mạng GAN nào hiện nay là chuyển tiếp thông tin giao tiếp của người dùng từ các vùng phủ sóng cục bộ này sang vùng phủ sóng cục bộ tiếp theo.
GAN khác với LAN và WAN như thế nào?
Đáp án: Trong khi Mạng cục bộ (LAN) là một hệ thống mạng trong một khu vực hạn chế như văn phòng hoặc nhà riêng, Mạng diện rộng (WAN) mở rộng mạng này trên toàn thành phố, quốc gia hoặc các khu vực ở các quốc gia khác nhau. Thì Mạng toàn cầu GAN là mạng bao phủ một khu vực địa lý thậm chí còn lớn hơn, thường là toàn cầu.
>> Xem thêm: Thiết bị mạng là gì? Thiết bị đầu cuối là gì?
3. Đặc điểm của mạng GAN là gì?
Mạng GAN có đặc điểm gì? Dưới đây là các đặc điểm chính của mạng GAN mà bạn nên biết:
- Mạng khu vực toàn cầu (GAN) là một công nghệ tiên tiến được thiết kế để hỗ trợ liên lạc trên phạm vi bao phủ một khu vực địa lý không giới hạn rộng lớn, phạm vi toàn cầu, kết nối các máy tính từ các châu lục khác nhau, các vị trí trên toàn thế giới. Xét về quy mô địa lý, mạng GAN có quy mô lớn nhất, sau đó tới mạng WAN, mạng LAN. Tóm lại, mạng GAN dành cho toàn thế giới và mạng WAN chỉ dành cho trường học, tiểu bang, thành phố và các khu vực hạn chế khác.
- Mạng khu vực toàn cầu (GAN) thường bao gồm nhiều mạng LAN (Mạng cục bộ) và/hoặc mạng WAN (Mạng diện rộng). Nó rộng lớn đến mức có thể được sử dụng để liên kết các mạng giữa các thành phố, quốc gia hoặc thậm chí cả lục địa.
- Phương tiện kết nối qua mạng vệ tinh, mạng viễn thông. Mạng GAN liên kết các mạng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới, như văn phòng, công ty hoặc tổ chức chính phủ, thông qua nhiều thiết bị khác nhau như vệ tinh hoặc cáp xuyên đại dương.
- Việc thiết lập mạng toàn cầu Global Area Network đòi hỏi những nỗ lực vô cùng tốn kém và kéo dài trong nhiều thập kỷ. Xây dựng các kết nối, thiết bị chuyển mạch và định tuyến, bố trí các vật mang thông tin vật lý, chẳng hạn như cáp mặt đất và cáp ngầm và các trạm mặt đất phải được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, còn có các giao thức truyền thông quốc tế, luật pháp và thỏa thuận.
- Do quy mô lớn, mạng GAN thường được sử dụng bởi các tổ chức quốc tế, nhà cung cấp dịch vụ mạng để cung cấp kết nối liên quốc gia, toàn cầu. Mạng GAN linh hoạt cho phép chia sẻ dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả trên toàn cầu, giúp các tổ chức quốc tế có thể cộng tác và chia sẻ tài nguyên một cách hiệu quả.
4. Công dụng, tầm quan trọng của mạng GAN
Sau khi đã hiểu rõ mạng GAN là gì? hãy cùng khám phá các công dụng, vai trò của hệ thống mạng GAN.
- Mạng GAN có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ vì nó đề cập đến cơ sở hạ tầng mạng được thiết kế để cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao trên toàn cầu thông qua các quốc gia và lục địa khác nhau. Khả năng kết nối này mở ra khả năng truyền và chia sẻ dữ liệu trên phạm vi rộng, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giáo dục, y tế và nghiên cứu.
- GAN hỗ trợ truy cập dữ liệu liền mạch, bất kể vị trí địa lý hay cơ sở hạ tầng công nghệ khu vực, thúc đẩy hiệu quả và năng suất trong các hoạt động nhiều mặt. Nó là xương sống đằng sau một số chức năng trực tuyến mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm các dịch vụ đám mây, email, hội nghị truyền hình và giao dịch trực tuyến.
- GAN cung cấp nền tảng quy mô lớn để các doanh nghiệp và mọi người kết nối và liên lạc bất kể vị trí của họ. GAN cung cấp phạm vi phủ sóng địa lý lớn hơn nhiều so với mạng LAN hoặc WAN. Với GAN, liên lạc có thể được thiết lập từ mọi nơi trên thế giới, điều này đặc biệt có lợi cho các tổ chức hoặc ngành đa quốc gia yêu cầu kết nối toàn cầu. Điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho các tập đoàn có địa điểm và nhân viên phân tán trên toàn cầu, cho phép chia sẻ dữ liệu và liên lạc theo thời gian thực suôn sẻ trên toàn thế giới. Các nhân viên có thể làm việc từ xa linh hoạt.
- Mạng GAN có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giúp cho các thiết bị di động như: điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng có thể dễ dàng kết nối và truy cập Internet bất cứ lúc nào. Người dùng có thể giao tiếp với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp qua tin nhắn, cuộc gọi video, email và các ứng dụng trò chuyện trên toàn cầu dễ dàng, nhanh chóng. Người dùng có thể truy cập vào kho tàng thông tin khổng lồ thông qua Internet: tìm kiếm thông tin, đọc tin tức, xem video, mua sắm online, giải trí, nghe nhạc, chơi game,…
GAN là xương sống đằng sau một số chức năng trực tuyến mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, gồm các dịch vụ đám mây, email, hội nghị truyền hình và giao dịch trực tuyến. Do đó, việc hiểu và khám phá tiềm năng của GAN là chìa khóa trong thế giới kỹ thuật số được kết nối ngày nay, mở đường cho truyền thông toàn cầu tiên tiến và các hoạt động kỹ thuật số hợp lý.
Tuy nhiên, việc triển khai và duy trì mạng GAN đi kèm với những thách thức, bao gồm chi phí vận hành cao, phức tạp quản lý và điều hành cũng như những rủi ro bảo mật đáng kể do quy mô rộng và tính mở của mạng. Việc triển khai GAN thường liên quan đến nhiều công nghệ mạng khác nhau như: hệ thống vệ tinh, hệ thống mặt đất, hệ thống di động, kết nối internet và công nghệ truyền thông có dây và không dây. Việc vận hành một mạng lưới toàn cầu GAN cũng có thể phức tạp và tốn kém.
Nó cũng đặt ra những thách thức về quản lý mạng, lưu lượng mạng và các vấn đề bảo mật. Hơn nữa, có thể cần xem xét các khía cạnh pháp lý vì các quốc gia khác nhau có các quy tắc và quy định khác nhau về việc xử lý dữ liệu và quyền riêng tư. Mặc dù GAN có thể có sẵn các giao thức bảo mật mạnh mẽ nhưng chúng cũng đặt ra những thách thức bảo mật đáng chú ý do phạm vi phủ sóng rộng và số lượng người dùng lớn. Vì vậy, các biện pháp an ninh rộng rãi thường được yêu cầu.
>> Xem thêm: Switch là gì? Router là gì?
5. Broadband GAN là gì?
Loại mạng GAN được tìm kiếm và sử dụng nhiều nhất sau mạng GAN là Broadband GAN (BGAN – GAN băng thông rộng). Broadband GAN là mạng lưới vệ tinh toàn cầu sử dụng các thiết bị đầu cuối di động. Các thiết bị đầu cuối thường được dùng để kết nối các máy tính xách tay laptop đặt ở những địa điểm vùng sâu vùng xa với mạng Internet băng thông rộng, mặc dù miễn là có đường truyền tới vệ tinh, thiết bị đầu cuối có thể được sử dụng ở bất cứ đâu.
Giá trị của thiết bị đầu cuối BGAN là, không giống như các dịch vụ Internet vệ tinh khác đòi hỏi đĩa vệ tinh cồng kềnh và nặng để kết nối, thiết bị đầu cuối BGAN có kích thước bằng một máy tính xách tay, do đó có thể mang theo dễ dàng. Mạng được cung cấp bởi Inmarsat và sử dụng ba vệ tinh địa tĩnh gọi là I-4 để cung cấp phạm vi phủ sóng gần như toàn cầu.
Tốc độ tải xuống của thiết bị đầu cuối BGAN cao cấp lên tới 492 kbit/s và tốc độ tải lên lên tới 492 kbit/s.
Người dùng mạng BGAN thường sử dụng phần mềm PEP hoặc các trình tăng tốc gói khác để tăng cường hiệu suất. Ngày nay BGAN liên kết dữ liệu toàn cầu có sẵn nhanh nhất thông qua các thiết bị đầu cuối di động. Broadband GAN có chất lượng cuộc gọi thoại tốt, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thiết lập liên kết này đơn giản mà không cần có chuyên gia kỹ thuật.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp chi tiết các kiến thức về mạng GAN là gì – 1 mô hình mạng quan trọng trong lĩnh vực Network mà bạn nên biết. Cũng như giúp bạn hiểu rõ đặc điểm, công dụng của mạng GAN. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về mạng máy tính, hãy đăng ký follow Tip Công Nghệ để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nữa nhé.
Cám ơn bạn rất nhiều vì đã đọc bài viết này của mình.