Cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga như thế nào đảm bảo an toàn? Kẹt chân ga xe ô tô là tình huống không xảy ra phổ biến, nhưng một khi xảy ra lại vô cùng nguy hiểm với tài xế nếu không biết cách xử lý đúng cách và kịp thời, thậm chí gây tai nạn nghiêm trọng. Rất nhiều vụ lái xe bị kẹt cứng chân ga khi xe đang di chuyển khiến cho xe tăng tốc về trước, mất kiểm soát và hệ thống phanh không còn tác dụng khiến cho lái xe, người ngồi trên xe và các phương tiện xung quanh gặp nguy hiểm khôn lường.
Vậy phải làm gì khi xe bị kẹt chân ga? Bài viết sau đây các chuyên gia của Tip Công Nghệ sẽ chia sẻ cho bạn các kiến thức kinh nghiệm về cách xử lý khi xe ô tô bị kẹt chân ga chính xác, đơn giản và an toàn. Bạn hãy trang bị các kiến thức này để kịp thời xử trí khi không may tình huống kẹt ga bất ngờ xảy ra.
1. Kẹt chân ga là gì? Dấu hiệu xe ô tô bị kẹt chân ga
Xe ô tô kẹt ga là sự cố chân ga, bàn đạp ga của xe bị mắc kẹt cứng khi xe đang di chuyển, có thể xảy ra lúc người lái xe đạp chân ga để tăng tốc nhưng chân ga bị kẹt khiến cho chiếc xe tăng tốc nhanh mất kiểm soát, đồng thời hệ thống phanh gần như trở nên vô tác dụng. Ngay cả khi tài xế chỉ đạp ga nhẹ hoặc hầu như không đạp thì tốc độ của xe vẫn tăng tốc. Khi người lái giảm lực tác động lên bàn đạp ga để mục đích là giảm dần tốc độ thì chân ga vẫn không trở về vị trí ban đầu. Như vậy thì kẹt chân ga xe ô tô khiến cho tài xế không thể kiểm soát chân ga, không thể điều khiển tăng ga/ giảm ga như bình thường.
Làm sao để biết ô tô đang bị kẹt chân ga? Tài xế có thể nhận biết các dấu hiệu xe ô tô bị kẹt chân ga gồm các biểu hiện đặc trưng sau:
- Bàn đạp ga bị kẹt cứng, không trở về trạng thái ban đầu hoặc không di chuyển được.
- Xe mất phanh, hệ thống phanh không còn tác dụng.
- Đồng hồ vòng tua máy đột ngột tăng cao trên 3000 rpm (vòng/phút).
- Xe đột ngột tăng tốc bất ngờ.
- Tốc độ của xe không thể giảm tốc khi tài xế nhả ga hay đạp phanh.
Nếu tài xế nhận thấy 1 trong những dấu hiệu trên cần nghĩ ngay tới xe bị kẹt ga, lúc này tài xế cần phải bình tĩnh và thao tác xử lý đúng cách. Bởi vì kẹt chân ga là một lỗi xe ô tô rất nguy hiểm, dù không phổ biến xảy ra và được xem như là nỗi ác mộng của bất kỳ lái xe nào.
>> Xem thêm: Auto Hold là gì? Cruise Control là gì?
2. Hậu quả nguy hiểm khi xe ô tô bị kẹt ga
Đầu tiên cần khẳng định sự cố xe ô tô bị kẹt ga rất nguy hiểm cho bản thân người lái xe, các hành khách ngồi trong xe cũng như các phương tiện và những người bên ngoài đang tham gia giao thông.
Chân ga ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động của xe hơi. Trong trường hợp chân ga bị kẹt khiến cho chiếc xe đột ngột tăng tốc, vận tốc xe có thể lên tới 200km/h, lúc này hệ thống phanh gần như rơi vào trạng thái vô hiệu hóa, người lái xe mất bình tĩnh dẫn tới không thể kiểm soát chiếc xe, hoảng loạn, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Xe ô tô bị kẹt ga sẽ mất kiểm soát, hệ thống phanh không tác dụng: xe rơi vào tình trạng mất lái nguy hiểm, dù tài xế cố gắng đạp phanh thế nào nhưng xe vẫn lao nhanh về phía trước với tốc độ rất cao, có thể gây ra các tai nạn thương vong nghiêm trọng cho bản thân và người tham gia giao thông, nhất là nếu xảy ra ở nội thành giờ cao điểm đông đúc.
Xe ô tô mất kiểm soát có thể đâm vào những người xung quanh, tông vào cột điện, nhà cửa hay va chạm đâm hàng loạt vào người và các xe khác trên đường gây thiệt hại về tính mạng, tài sản hoặc cháy nổ. Lúc này xe của bạn giống như chiếc “xe điên”, người lái dễ trở nên hoảng loạn, khả năng quan sát và phán đoán bị hạn chế không còn đủ minh mẫn. Khi đó hậu quả là lái xe, hành khách trên xe và người tham gia giao thông có thể gặp thương tích nghiêm trọng do va chạm hoặc tai nạn liên quan tới lỗi này.
Thống kê ở nước ta chỉ ra rằng trong những năm qua đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm chết người đã xảy ra do lỗi kẹt chân ga.
>> Xem thêm: Phạt nguội là gì? Cách tra cứu phạt nguội nhanh nhất
3. Nguyên nhân vì sao xe bị kẹt ga?
Bạn cần biết vì sao chân ga ô tô bị kẹt để từ đó có phương án xử lý hoặc ngăn chặn từ sớm. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính khiến xe bị chân ga gồm yếu tố con người (người điều khiển phương tiện) và yếu tố phương tiện:
- Lỗi từ nhà sản xuất: mặc dù trước khi xe được tung ra thị trường đều được nhà sản xuất kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng đảm bảo an toàn. Tuy nhiên một số hãng xe trên thế giới trong quá khứ đã phải thu hồi một lượng lớn xe do vấn đề gặp lỗi trong sản xuất gây ra xe bị lỗi kẹt chân ga. Lỗi này có thể do lỗi tới từ sai sót kỹ thuật của một thành phần trong hệ thống quản lý động cơ, ống chân không, hệ thống phần mềm kiểm soát xe, bướm ga hoặc liên kết của bộ tăng tốc bị hỏng. Ví dụ hãng Toyota đã từng triệu hồi kỷ lục vào năm 2010 cho xe của 2 thương hiệu Toyota và Lexus bị lỗi tăng tốc đột ngột.
- Có vật mắc kẹt dưới chân ga: nguyên nhân tiếp theo có thể do những vật dụng như chai nước, trái cây, bình xịt, điện thoại,… không may rơi xuống sàn và mắc kẹt vào chân ga. Để ngăn chặn điều này, lời khuyên là bạn nên thường xuyên kiểm tra dọn dẹp sạch sàn buồng lái và vị trí chân ga, chân phanh trước khi khởi hành.
- Thảm lót sàn bị cong, cuộn gập lại: thảm trải sàn nếu không được cố định đúng cách dễ bị xô lệch cong lại, gập lại, cuộn lại khiến cho chân ga bị kẹt. Bạn nên lựa chọn những thảm trải sàn chất lượng phù hợp theo xe, có khuy cài cố định, không ảnh hưởng tới hoạt động của chân ga.
- Đi giày cao gót: 1 lý do phổ biến của các chị em phụ nữ khiến xe ô tô bị kẹt ga là đi giày cao gót lái xe. Giày cao gót hoặc những loại giày dép cấu trúc phức tạp có thể gây kẹt chân ga. Lý do vì diện tích của gót giày rất nhỏ và nhọn, rất dễ đạp trượt phanh hoặc đạp nhầm chân ga, kẹt ở thảm hoặc ở chân ga. Lời khuyên là chị em nên chọn những đôi dép, đôi giày đơn giản, dễ dàng thao tác, bằng phẳng như: giày bệt, giày thể thao, dép quai trơn,…
- Không bảo trì, bảo dưỡng xe đúng cách: xe ô tô bị kẹt ga cũng có thể đến từ việc chiếc xe đã lâu không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đúng cách. Điều này khiến cho các chi tiết, chân ga, lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu hỏng xuống cấp, mất đi độ nhạy vốn có, lâu dẫn dẫn tới bị kẹt – nhất là với những dòng xe cũ. Dễ thấy nhất khi lò xo đàn hồi chân ga bị hỏng là chân ga trở nên trơ lì khi người lái đã giẫm phanh cực mạnh nhưng xe vẫn không hề giảm tốc độ. Để tránh tình trạng này, lái xe nên thực hiện bảo trì và bảo dưỡng xe định kỳ để đảm bảo xe luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.
4. Hướng dẫn cách xử lý khi xe ô tô bị kẹt chân ga đơn giản, an toàn
Kẹt chân ga có thể xảy ra với các loại xe ô tô khác nhau và trong bất kỳ tình huống nào. Vậy thì khi xe bị kẹt chân ga cần xử lý như thế nào? Điều quan trọng khi đối diện với trường hợp này là người lái xe cần nắm rõ vấn đề, bình tĩnh thực hiện các bước xử lý khi xe ô tô bị kẹt chân ga để nhanh chóng dừng xe, đảm bảo an toàn tối đa.
Các chuyên gia về xe đưa ra lời khuyên hướng dẫn cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga với 7 bước thực hiện hiệu quả và an toàn như sau:
Bước 1: Giữ bình tĩnh
Điều đầu tiên khi không may phát hiện xe gặp sự cố kẹt ga là người lái xe phải giữ bình tĩnh. Bạn cần hiểu rõ rằng dù đây là tình huống nguy hiểm nhưng kẹt chân ga vẫn có thể xử lý được. Dù rằng lúc này xe đang tăng tốc đột ngột và thực tế rất nhiều người mất bình tĩnh, khóc lóc, hoảng loạn. Thế nhưng điều này chỉ khiến cho tình huống trở nên tồi tệ thêm. Thời gian lúc này là rất quan trọng, bạn không được làm phí thời gian. Nếu bạn không tận dụng tối đa “thời gian vàng” này, đồng nghĩa bạn đối mặt với tai nạn là hoàn toàn có thể.
Do đó, việc cần làm đầu tiên khi xe kẹt ga là bạn hãy giữ bình tĩnh để xử lý vấn đề, không được khóc lóc, lúng túng hay hoảng loạn, nắm thật chắc vô lăng, hít thở thật sâu và tận dụng những khoảng thời gian quý giá để xử lý tình huống. Tập trung quan sát tình hình hiện tại và diễn biến mọi thứ xung quanh. Sau đó áp dụng tuần tự những bước xử lý tiếp theo được chia sẻ dưới đây, trong đó bật đèn cảnh báo khẩn cấp là bước tiếp theo quan trọng.
Bước 2. Bật đèn báo khẩn cấp
Bước tiếp theo là bạn cần ngay lập tức bật đèn báo khẩn cấp nút tam giác màu đỏ ở trên bảng taplo có thể kết hợp thêm bấm còi liên tục để thông báo cho các phương tiện đang tham gia giao thông khác chú ý. Điều này giúp cho người đi đường, các xe khác biết xe của bạn đang gặp vấn đề và nên tránh xa. Sau đó khi điều kiện thích hợp, bạn nhanh chóng bật xi nhan để cho xe di chuyển vào lề đường tránh va chạm.
Bước 3: Tuyệt đối không tắt máy khi xe đang chạy
Khi xe ô tô bị kẹt ga, tài xế tuyệt đối không được tắt máy khi xe đang chạy. Nhiều người khi thấy xe bị kẹt chân ga thì luống cuống mất bình tĩnh vội vàng tắt máy xe. Tuy nhiên đây là cách xử lý sai và rất nguy hiểm vì tắt máy khi xe bị kẹt ga, hệ thống trợ lực lái bị vô hiệu hóa, phanh động cơ không hoạt động, hiện tượng khóa vô lăng cứng nặng khiến việc điều khiển xe vô cùng khó khăn. Xe trượt không kiểm soát do hiện tượng bánh dừng đột ngột khiến bánh mất độ bám đường. Lúc này bạn không kiểm soát được chiếc xe nữa, xe rơi vào trạng thái nguy hiểm trầm trọng hơn, lao nhanh hơn ở tốc độ cao, bạn không khác gì đang ngồi trong cỗ quan tài di động không điều khiển được.
Bước 4: Không kéo phanh tay
Phanh tay cơ hay phanh tay điện tử trên xe chỉ có tác dụng hãm bánh sau, giúp cố định khi xe đang ở trạng thái đứng yên giúp xe không bị trôi. Nếu xe đang di chuyển tốc độ cao mà bạn kéo phanh tay thì 2 bánh sau bị khóa đột ngột có thể gây trượt, dẫn tới mất lái không kiểm soát, thậm chí lật xe. Do đó khi kẹt chân ga, xe đang di chuyển tài xế tuyệt đối không kéo phanh tay mà chỉ nên giảm tốc độ xe bằng hệ thống phanh chính ở bàn đạp phanh.
> Xem thêm: Phanh tay điện tử là gì?
Bước 5: Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga
Khi ô tô bị kẹt chân ga, bạn hãy dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Mục đích để giúp kiểm tra nhanh xem có vật gì mắc kẹt ở phía dưới chân ga không. Hoặc trong trường hợp lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu, động tác này có thể giúp nâng bàn đạp ga lên. Nếu nâng được và xe có dấu hiệu giảm tốc thì bạn hãy chú ý quan sát xung quanh trước sau, từ từ đưa xe tấp vào lề và không dùng bàn đạp ga nữa. Lưu ý không dùng mũi chân trái vì gây vướng víu, chân trái dùng để đạp côn hoặc thực hiện các thao tác khác.
Bước 6: Đạp phanh mạnh và đều
Tiếp theo bạn tiến hành đạp phanh mạnh hết cỡ và lực đạp phải đều để giảm tốc xe. Không nên nhấp nhả phanh liên tục vì có thể làm cho trợ lực của phanh vô tác dụng. Với xe số sàn, bạn cần cắt côn đạp côn lút cán để động cơ không truyền động xuống bánh. Với xe số, bạn đạp và giữ chân phanh thật đều.
Bước 7: Gạt cần số về N
Sau khi đã đạp phanh, bạn nhanh chóng gạt cần số về N (Neutral – số mo) kết hợp với áp lực phanh chân. Điều này sẽ giúp ngắt truyền động của động cơ xuống bánh xe, ô tô sẽ trôi tự do theo quán tính và giảm tốc từ từ. Lưu ý với xe hộp số sàn cần đạp chân côn để cắt côn, chuyển dần về các số thấp hơn kết hợp phanh giảm tốc trước khi chuyển cần số về N.
Trong lúc đưa xe về số N, tài xế vẫn cố gắng điều khiển xe để tránh va chạm với các phương tiện xung quanh, giảm tốc từ từ, không để xe rơi vào trạng thái mất kiểm soát.
Bước 8: Gọi cứu hộ khi xe đã dừng
Khi xe đã dừng hẳn và đưa được xe đỗ tại vị trí an toàn, lái xe và hành khách đã được an toàn, bạn tắt máy xe, kéo phanh tay. Sau đó bạn nhanh chóng ra khỏi xe và gọi cứu hộ để hỗ trợ kéo xe về garage kiểm tra sửa chữa.
Tuyệt đối không cố khởi động lại xe hoặc tự lái xe đi tìm chỗ sửa chữa, đề phòng sự cố kẹt chân ga tái diễn rất nguy hiểm.
>> Xem thêm: HUD là gì? Nắp capo là gì?
5. Cách phòng tránh kẹt chân ga khi điều khiển xe ô tô
Để phòng ngừa sự cố xe ô tô bị kẹt chân ga có thể xảy ra, chủ xe nên bỏ túi một số điều sau:
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì xe ô tô định kỳ.
- Kiểm tra xe, vị trí bàn đạp ga, bàn đạp phanh trước mỗi hành trình. Kiểm tra độ đàn hồi của chân ga trước khi đi.
- Vệ sinh sạch sẽ buồng lái, không để các vật dụng rơi vãi trên xe.
- Cố định thảm lót sàn cẩn thận chắc chắn, đảm bảo không bị xê dịch khi di chuyển. Nên dùng những loại thảm lót sàn cao su độ bám tốt, ít cong vênh.
- Có thể trang bị thêm bướm ga thông minh: Hiện nay trên một số dòng xe được trang bị bướm ga thông minh giúp phòng tránh xe bị tăng tốc đột ngột do lỗi cơ học như kẹt chân ga. Khi phát hiện thấy chân ga và chân phanh cùng lúc hoạt động, hệ thống sẽ tự động ngắt hoạt động của chân ga và ưu tiên hoạt động của chân phanh.
Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga với 8 bước đơn giản giúp tài xế có thêm kiến thức, kinh nghiệm ứng biến xử trí hiệu quả khi gặp tình huống này. Quan trọng là bạn cần hiểu rõ và nắm vững các bước, giữ cho mình sự bình tĩnh và tập trung để xử lý 1 cách an toàn nhất, tránh các tình huống xấu nhất.
Hy vọng bài viết của Tip Công Nghệ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi di chuyển nhé!
Đừng quên theo dõi tipcongnghe.com thường xuyên để cập nhật các tin tức hữu ích cho xế cưng của mình nhé!