Tip Công Nghệ - Blog Kiến Thức Công Nghệ, Xe Ô Tô, Điện Thoại, Máy Tính
  • Điện thoại
  • Máy tính
  • Xe hơi
  • Mạng máy tính
  • Điện máy gia dụng
  • MMO
  • Tài chính
  • Internet
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Tip Công Nghệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Kiến thức xe

Taplo là gì? Ý nghĩa 64 biểu tượng trên bảng táp lô ô tô (2023)

Tìm hiểu chi tiết về bảng táp lô ô tô, đồng hồ đo và đèn cảnh báo trên taplo xe hơi

bởi Tip Công Nghệ
trong Kiến thức xe
Thời gian đọc: 15 phút
43
Chia sẻ
134
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Taplo là gì? Khi mới mua ô tô, hẳn bạn đã từng nghe tới thuật ngữ taplo hay táp lô xe ô tô. Đây là một trong những bộ phận quan trọng đặt bên trong khoang lái, chứa các thông tin liên quan đến các cảnh báo an toàn khi di chuyển của xe hơi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về các biểu tượng đèn báo trên taplo, ngay cả các lái xe nhiều năm kinh nghiệm. Để lái xe an toàn, bạn cần hiểu rõ về bảng táp lô, các loại đồng hồ cũng như ý nghĩa của các biểu tượng đèn cảnh báo hiển thị trên taplo.

Bài viết sau đây Tip Công Nghệ sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin cần biết về taplo ô tô là gì? Hiểu được các ký hiệu, biểu tượng trên bảng táp lô ô tô.

Mục lục bài viết

Toggle
  • 1. Taplo ô tô là gì?
  • 2. Chi tiết về các loại đồng hồ trên taplo ô tô cơ bản nhất
    • 2.1. Đồng hồ đo tốc độ (công tơ mét)
    • 2.2. Đồng hồ đo vòng tua máy của động cơ
    • 2.3. Đồng hồ đo nhiên liệu
    • 2.4. Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ
    • 2.5. Đèn báo hiệu trạng thái, đèn cảnh báo lỗi ô tô
  • 3. Ý nghĩa các biểu tượng đèn cảnh báo trên taplo ô tô
  • Tổng kết

1. Taplo ô tô là gì?

Taplo ô tô hay bảng taplo ô tô là bảng điều khiển trung tâm của ô tô, đây là bộ phận rất quan trọng của một chiếc xe hơi với thiết kế bao gồm các hiển thị thông tin và chỉ số về trạng thái xe để người lái nắm được như: tốc độ, số vòng tua máy, mức nhiên liệu, nhiệt độ nước làm mát, các đèn cảnh báo trạng thái,…

taplo ô tô là gì
Bảng táp lô hay còn gọi là bảng điều khiển ô tô hiển thị các thông tin cơ bản tài xế quan tâm khi xe di chuyển. Nguồn ảnh: Internet

Vị trí của bảng taplo nằm trong khoang lái ở vị trí thuận tiện ngay dưới/ phía sau vô lăng xe, dưới kính chắn gió trước của xe hoặc phía trước mặt người lái. Điều này giúp cho người lái xe có thể nhanh chóng dễ dàng quan sát tổng quan các thông số khi đang điều khiển xe.

Chức năng chính của bảng táp lô ô tô để hiển thị các thông số từ các thiết bị đo lường và điều khiển hoạt động của xe hơi, giúp cho người lái xe có thể dễ dàng theo dõi được tình trạng xe, tránh tình trạng xao nhãng phân tâm. Bên cạnh đó, bảng táp lô ô tô còn có các đèn cảnh báo khi xe có sự cố hoặc thông số vượt quá mức cho phép.

Taplo ô tô thường Việt hóa là táp lô/ táp-lô, tên tiếng Anh là “Dashboard” hay “Instrument Panel” hay nghĩa là bảng điều khiển ô tô. Đây là một thuật ngữ lĩnh vực kỹ thuật ô tô có nguồn gốc mượn từ tiếng Pháp “Tableau” nghĩa là: màn hình, táp lô, cụm đồng hồ. Nhiều người dễ nhầm lẫn táp lô chỉ là khu vực cụm đồng hồ, nhưng thực ra Taplo là cả khu vực mặt phẳng phía trước người lái gồm toàn bộ các phần ngay sau vô lăng và nằm dưới kính lái, bao gồm cụm đồng hồ điều khiển, mặt nhựa, màn hình giải trí,… Trong đó phần quan trọng chính là cụm đồng hồ điện tử (tên gọi khác là bảng đồng hồ kỹ thuật số, bảng điều khiển kỹ thuật số, đồng hồ taplo,…)

Dạng taplo ban đầu chỉ gồm một loạt các điều khiển đơn giản và thiết bị đo để hiển thị tốc độ, mức nhiên liệu và áp suất dầu. Taplo hiện đại có thể chứa nhiều loại đồng hồ đo và điều khiển cũng như thông tin, kiểm soát khí hậu và hệ thống giải trí.

>> Tham khảo: Auto Hold là gì? Cruise Control là gì?

2. Chi tiết về các loại đồng hồ trên taplo ô tô cơ bản nhất

Sau khi đã hiểu rõ taplo là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có những loại đồng hồ đo lường nào nằm trên bảng điều khiển ô tô? Thông thường ở mỗi dòng xe, đời xe, mẫu xe, hãng xe khác nhau thì nhà sản xuất có thể bố trí các mặt đồng hồ hiển thị với thiết kế khác nhau. Nhưng nhìn chung, taplo ô tô bao gồm cụm đồng hồ hiển thị gồm các loại đồng hồ đo sau.

các loại đồng hồ đo trên taplo ô tô
Các loại đồng hồ đo trên bảng taplo ô tô

Mỗi loại đồng hồ sẽ có nhiệm vụ đo lường thông số khác nhau. Người lái xe cần hiểu rõ các thông tin chi tiết các loại đồng hồ trên taplo ô tô và luôn luôn quan sát các thông số này để đảm bảo tình trạng xe bình thường, di chuyển ổn định và dễ dàng xử lý kịp thời khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

2.1. Đồng hồ đo tốc độ (công tơ mét)

Đồng hồ đo tốc độ ô tô (Speedometer) hay còn gọi là đồng hồ công tơ mét là thiết bị có nhiệm vụ đo và hiển thị vận tốc tức thời hay tốc độ thực hiện tại của xe khi đang di chuyển trên mặt đồng hồ. Đồng hồ đo tốc độ giúp cho tài xế biết được vận tốc của xe, giúp họ biết được xe đang đi nhanh hay chậm từ đó kiểm soát được tốc độ phù hợp nhất, đảm bảo an toàn khi lái xe.

đồng hồ đo tốc độ xe ô tô

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1901 trên chiếc xe du lịch Oldsmobile, đến năm 1910, đồng hồ tốc độ xe ô tô đã trở thành thiết bị bắt buộc trên xe ô tô. Nguyên lý cơ bản của đồng hồ đo tốc độ ô tô là đo vòng quay của trục truyền động, trục xe hoặc bánh xe. Khi xe chạy, nó sẽ sử dụng thuật toán cơ bản để ngoại suy số vòng quay đó, từ đó xác định được tốc độ mà xe đang di chuyển là bao nhiêu.

Đồng hồ đo tốc độ ô tô thường được thiết kế mặt đồng hồ hiển thị có kích thước lớn nhất trên taplo, dạng hình tròn hoặc cung tròn, có kim chỉ thị, trên mặt chia vạch và đánh số rõ ràng. Đồng hồ đo tốc độ thường được thiết kế hiển thị kiểu đồng hồ số điện tử hoặc đồng hồ kim dạng cổ điển. Ngay nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, các thiết bị điện tử, vận tốc xe được xác định qua hệ thống cảm biến, máy tính xử lý tín hiệu, sau đó hiển thị giá trị vận tốc bằng đồng hồ số.

Đơn vị đo của công tơ mét ở Việt Nam thường hiển thị là km/h, với 1 số dòng xe nhập khẩu từ châu Âu, Anh, Mỹ có thêm đơn vị dặm/h, dặm/ giờ (mph – mile per hour). Dải đo phổ biến trên các dòng xe tại Việt Nam là từ 0 – 180km/h hoặc 0 – 200km/ h.

Ngoài ra, trên đồng hồ đo tốc độ của 1 số dòng xe ô tô ngày nay còn tích hợp thêm đồng hồ đo quãng đường xe đã chạy nên hiển thị thêm 2 chỉ số:

  • ODO (km): viết tắt của Odometer, tổng quãng đường xe đã chạy từ lúc xe lăn bánh đầu tiên (thường từ lúc xuất xưởng).
  • TRIP (km): quãng đường đo được trên một hành trình di chuyển cụ thể của xe để giúp người lái biết được mức tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi. Người lái có thể cài đặt trở về 0 để tiếp tục đo hành trình khác.

2.2. Đồng hồ đo vòng tua máy của động cơ

Đồng hồ đo vòng tua máy (Tachometer) hay đồng hồ đo vòng quay của động cơ là một trong những thành phần quan trọng của bảng đồng hồ taplo, có chức năng là đo và hiển thị tốc độ quay của động cơ trong đơn vị vòng/phút (RPM – Revolutions Per Minute), giúp lái xe biết được số vòng tua máy hiện tại của trục khuỷu động cơ trong 1 phút là bao nhiêu trong lúc xe đang vận hành.

đồng hồ đo vòng tua máy ô tô

Tachometer thường được bố trí bên cạnh đồng hồ đo tốc độ, được thiết kế dạng đồng hồ số hoặc đồng hồ kim. Đồng hồ hiển thị vòng tua máy thường nhỏ hơn, có dạng mặt tròn, kim chia theo đơn vị đo thường là x1.000 vòng/ phút (ký hiệu: x1000r/min hoặc 1000rpm). Dải đo thường từ 0 – 8, khi kim đồng hồ chỉ số 1, 2, 3,… tương ứng với 1.000 vòng/ phút, 2.000 vòng/ phút, 3.000 vòng/ phút,…

Tachometer cũng có chỉ thị màu đỏ (redline) (thường từ 6, 7, 8 trở lên). Khi kim đồng hồ chạm tới các con số màu đỏ này để biểu thị rằng đây là những mức mà tốc độ động cơ đạt tới giới hạn vòng tua, động cơ đang hoạt động ở mức gần tối đa, bạn nên giảm ga hoặc tăng số lên để xe chạy ổn định, tránh hư hại động cơ ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.

Việc theo dõi tốc độ quay của động cơ giúp lái xe nắm được hiện tại động cơ đang vận hành

nhanh hay chậm, khi nào nên chuyển số cao, lúc nào nên về số thấp để tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu được mức độ mài mòn của động cơ, tình trạng của động cơ. Vòng tua máy thấp sẽ ít hao xăng và máy bền hơn, đi êm ái hơn. RPM càng lớn thì tốc độ quay của động cơ càng nhanh, tạo ra hiệu suất quay lớn, dù vậy động cơ phát ra tiếng ồn càng lớn và mức tiêu hao nhiên liệu sẽ càng lớn.

* Bạn cần biết: RPM (tiếng Anh là Revolutions Per Minute) là đơn vị của vận tốc quay hoặc tần số quay xung quanh một trục cố định của một vật trong một khoảng thời gian nhất định (thường đo bằng phút). Trong ngành công nghiệp ô tô, thuật ngữ vòng tua máy ô tô là số vòng quay của trục khuỷu trong 1 phút và được đo bằng đơn vị RPM (vòng/phút).

>> Xem thêm: Phạt nguội là gì? Cách tra cứu phạt nguội nhanh nhất

2.3. Đồng hồ đo nhiên liệu

Khi tìm hiểu taplo là gì? Không thể không điểm qua đồng hồ đo nhiên liệu. Loại đồng hồ quan trọng tiếp theo trên bảng taplo xe ô tô là đồng hồ đo nhiên liệu (Fuel Gauge) giúp tài xế biết được mức nhiên liệu hiện tại của xe còn lại trong bình nhiên liệu là bao nhiêu với đơn vị đo là thường là lít hoặc gallon. Trên đa số dòng xe, đồng hồ đo nhiên liệu được thiết kế theo quy ước chung là:

  • Chữ F (Full): mức đầy bình.
  • Chữ E (Empty): mức cạn bình.

đồng hồ đo nhiên liệu ô tô

Một số mẫu xe sử dụng đèn báo “1” (cho đầy) và “0” hoặc “R” (cho cạn). Ngoài ra đồng hồ đo nhiên liệu còn có biểu tượng vạch chia, kim đồng hồ, biểu tượng một bơm xăng. Nhờ có đồng hồ đo nhiên liệu mà tài xế dễ dàng biết được lượng nhiên liệu còn lại bao nhiêu, xe có đủ nhiên liệu để vận hành không, ước lượng được lượng nhiên liệu đã sử dụng trong mỗi quãng đường đi, thời điểm nào xe cần đổ thêm nhiên liệu, tránh để xe chạy hết nhiên liệu.

Một số mẫu xe mới thì đồng hồ đo nhiên liệu còn thêm tính năng như cảnh báo mức nhiên liệu thấp, tính toán được quãng đường có thể đi được dựa trên mức nhiên liệu còn lại.

2.4. Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ

Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ (Engine Coolant Temperature Gauge) là thiết bị đo và hiển thị mức nhiệt độ hiện tại của nước làm mát động cơ. Tương tự cách hiển thị của đồng hồ đo nhiên liệu, nó cũng bao gồm 2 chỉ thị H (Hot) và C (Cold) thể hiện mức nóng và mức lạnh, là quy ước chung trên đồng hồ đo nhiệt độ làm mát động cơ.

Đồng hồ này rất quan trọng, cũng có thể được chia vạch, kim đồng hồ, cột màu, biểu tượng một nhiệt kế đo độ, thường nằm ở vị trí dễ quan sát trên bảng đồng hồ taplo của xe. Một số dòng xe còn hiển thị giá trị nhiệt độ hiện tại của nước làm mát động cơ.

  • Trong trạng thái điều kiện thời tiết bình thường, kim chỉ đồng hồ hoặc cột màu thường nằm ở chính giữa hoặc hơi lệch về phía chữ C.
  • Nếu kim chỉ nhiệt độ nằm lệch về phía chữ H cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ rất nóng, động cơ quá nóng, hệ thống làm mát có thể đang gặp vấn đề. Bạn nên tắt máy xe, có thể mở nắp capo để gió làm mát động cơ nguội nhanh hơn. Sau đó liên hệ hỗ trợ hoặc mang xe tới gara để kiểm tra, tránh hư hại động cơ (lưu ý khi tắt máy kiểm tra, bạn hãy chờ động cơ nguội rồi mới mở nắp két nước, tránh bị bỏng).

Dựa trên thông tin nhiệt độ nước làm mát ô tô, bạn có thể biết được nhiệt độ trung bình của hệ thống động cơ khi xe đang chạy, từ đó có thể cảnh báo trước các hư hỏng do quá nhiệt. Một số trường hợp cảnh báo có thể xảy ra như hệ thống làm mát của xe bị hỏng, nước làm mát bị thiếu, rò rỉ,… Nếu bạn vẫn tiếp tục di chuyển xe khi nhiệt độ tăng cao ở vị trí H thì có thể khiến phá hủy nặng nề các chi tiết động cơ như piston, tay biên, lốc máy,…

2.5. Đèn báo hiệu trạng thái, đèn cảnh báo lỗi ô tô

Ngoài các đồng hồ đo lường trên, bảng taplo của xe ô tô còn được trang bị các hiển thị đèn báo hiệu trạng thái, đèn cảnh báo lỗi, ví dụ như: đèn báo rẽ, đèn báo vị trí sang số, đèn cảnh báo thắt dây an toàn, đèn cảnh báo phanh đỗ, đèn báo trục trặc động cơ,…

Có rất nhiều loại đèn báo và cảnh báo trên taplo ô tô, ở phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ kỹ hơn tới bạn. Mục đích của các loại đèn báo này nhằm cảnh báo, giúp cho việc lái xe đảm bảo an toàn, bảo đảm xe vận hành trơn tru, các bộ phận hoạt động ổn định, tăng độ bền tuổi thọ của xe.

Nhiệm vụ của lái xe là bạn cần phải nắm được ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên táp lô ô tô một cách chính xác.

>> Xem thêm: Phanh tay điện tử là gì?

3. Ý nghĩa các biểu tượng đèn cảnh báo trên taplo ô tô

Ngày nay, trên các dòng xe ô tô đều được gắn rất nhiều loại cảm biến hiện đại giúp cho người dùng nhanh chóng theo dõi được trạng thái hoạt động, tình trạng của xe. Ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, trên bảng đồng hồ taplo sẽ phát ra các đèn cảnh báo (có thể đi kèm âm thanh) và ký hiệu thông báo tới người lái xe.

Hiện nay tổng cộng đã có đến 64 biểu tượng hiển thị đèn cảnh báo phổ biến nhất trên taplo ô tô của các hãng xe hơi. Các biểu tượng này thường được bố trí dạng icon nhỏ gọn và được áp dụng đồng nhất cho tất cả các dòng xe hơi trên toàn thế giới. Trong đó có trung bình 9-12 ký hiệu đèn cảnh báo thường xuyên xuất hiện ở tất cả các mẫu xe tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của các loại biểu tượng đèn cảnh báo này. Ngoài việc trang bị các kiến thức lái xe an toàn trên đường, việc hiểu rõ các ký hiệu đèn trên xe hơi vô cùng quan trọng với người sử dụng xe ô tô.

Các đèn báo hiệu trên Taplo ô tô (warning lights) được xây dựng dựa trên quy tắc hoạt động của hệ thống đèn giao thông, thường có màu sắc và biểu tượng khác nhau, tùy thuộc vào tính năng và chức năng mà chúng thể hiện.

  • Màu xanh lá cây: động cơ xe hoạt động bình thường, hệ thống đang trong quá trình được kích hoạt. Đèn màu này thường chỉ nhắc nhở người lái xe về tình trạng hoạt động và không ảnh hưởng tới tính an toàn của xe.
  • Màu vàng: hệ thống xe không an toàn, hoạt động không chính xác hoặc đang có vấn đề, người lái xe cần kiểm tra cẩn thận trước khi bắt đầu hành trình.
  • Màu đỏ: mức độ nguy hiểm cao nhất, hệ thống xe đang trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên dừng xe ngay để đảm bảo an toàn. Hệ thống cần được kiểm tra và sửa chữa ngay.
  • Ngoài ra còn 1 số màu sắc như màu xanh dương, màu trắng chủ yếu là đèn báo hiệu và hệ thống hoạt động vẫn bình thường.

Sau khi đã hiểu rõ taplo là gì, dưới đây là chi tiết ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên taplo, mức độ khẩn cấp và cách xử lý của người lái xe khi gặp cảnh báo trên bảng táp lô.

ý nghĩa đèn cảnh báo trên taplo ô tô

STT Tên đèn Ý nghĩa
1 Đèn cảnh báo phanh tay Đèn cảnh báo phanh tay là 1 trong các đèn báo lỗi trên ô tô. Nếu đèn sáng màu đỏ nghĩa là bạn đã quên nhả phanh tay cơ hay phanh tay điện tử (khẩn cấp). Nếu đèn cảnh báo phanh vẫn sáng sau khi đã nhả phanh tay thì có nghĩa là đã xảy ra lỗi.
2 Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ có hình chữ “E” như đang chèo thuyền trên mặt nước. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát có màu đỏ nghĩa là nhiệt độ dung dịch làm mát của động cơ đang ở mức báo động, vượt qua giới hạn mức độ cho phép. Khi nhiệt độ nước làm mát thấp hơn nhiệt độ làm việc bình thường của động cơ thì đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát có màu xanh.
3 Đèn báo áp suất dầu bôi trơn ở mức thấp Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đèn áp suất dầu thấp sáng đỏ là do lượng dầu trong xe tại thời điểm hiện tại không còn đủ sử dụng, dầu già không còn độ nhớt cao hay động cơ quá nóng, hoặc bơm dầu bị hư hỏng tắc nghẽn. Gặp trường hợp đèn sáng, bạn có thể kiểm tra lượng nhớt còn trong động cơ thông qua que thăm dầu nếu như lượng nhớt ở mức thấp, gần hoặc dưới mức low.
4 Đèn cảnh báo trợ lực lái điện Đèn cảnh báo trợ lực lái điện có hình dạng vô lăng thêm dấu chấm than phát sáng nghĩa là hệ thống trợ lực lái điện EPS của vô lăng đang gặp vấn đề. Lúc này, khi xoay vô lăng sẽ cứng hơn, cảm thấy nặng và khó xoay. Điều này sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt khi lái xe ở tốc độ cao. Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến hệ thống trợ lực lái khiến đèn cảnh báo có màu vàng hoặc đỏ, tốt nhất bạn nên mang xe đến hãng hoặc gara sửa chữa.
5 Đèn cảnh báo túi khí Có lỗi trong hệ thống túi khí như túi khí bị hỏng, dây hỏng, kết nối kém hoặc bộ điều khiển túi khí lỗi. Túi khí có thể sẽ không hoạt động khi va chạm.
6 Đèn cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện Xe đang gặp các sự cố ở hệ thống ắc quy, hệ thống máy phát, ắc quy không sạc và gần hết hoặc sạc không đúng cách. Tiến hành sạc đầy ắc quy hoặc mang ra gara nếu đèn vẫn tiếp tục phát sáng.
7 Đèn báo khóa vô lăng Đèn bật sáng khi vô lăng xe bị khóa. Cảnh báo về việc hệ thống trợ lực lái của vô-lăng đang gặp trục trặc và vô-lăng bị khóa chặt lại giống như lúc tắt máy xe. Hoặc nguyên nhân do người lái cố tình xoay vô lăng khi xe đã tắt máy nhưng quên về số N hoặc P.
8 Đèn báo bật công tắc khóa điện Cảnh báo người lái đang bật công tắc khóa điện.
9 Đèn báo chưa thắt dây an toàn Cảnh báo người lái hoặc hành khách cần cài dây an toàn đúng chuẩn.
10 Đèn báo cửa xe mở Cảnh báo cửa xe đang mở hoặc chưa được đóng chặt.
11 Đèn báo nắp capo mở Cảnh báo nắp ca pô đang mở cần đóng lại.
12 Đèn báo cốp xe mở Cảnh báo cốp xe đang mở hoặc chưa đóng chặt, cần đóng lại.

>> Xem thêm: Cách đọc thông số lốp xe ô tô cơ bản

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin hữu ích nhằm giúp bạn hiểu rõ về bảng taplo là gì? taplo ô tô có những thiết bị gì? cũng như các biểu tượng ký hiệu có trên táp lô xe hơi. Từ đó sẽ giúp bạn sử dụng và lái xe an toàn trên mọi chặng đường.

Đừng quên đăng ký theo dõi Tipcongnghe.com để đón đọc những bài viết về công nghệ, kinh nghiệm lái xe, kiến thức lái xe mới nhất nhé!

5/5 - (4 votes)
Share17Tweet11
Tip Công Nghệ

Tip Công Nghệ

Mình là Lê Huy - biên tập viên tại Tip Công Nghệ. Yêu thích công nghệ, kiến thức mạng, xe ô tô, máy tính. Thích viết lách, đam mê chia sẻ.

Liên quanbài viết

daihatsu của nước nào
Kiến thức xe

Daihatsu là gì? Lịch sử phát triển, các mẫu xe Toyota dùng nền tảng Daihatsu tại Việt Nam

580
cách chống chuột vào xe ô tô hiệu quả nhất
Kiến thức xe

TOP 10+ cách chống chuột vào xe ô tô, khoang máy hiệu quả nhất

336
Auto Hold là gì
Kiến thức xe

Auto Hold là gì? Chức năng, cách sử dụng Auto Hold trên ô tô đúng nhất

1.5k
Phạt nguội là gì? Cách tra cứu phạt nguội 2024 chính xác nhanh nhất
Kiến thức xe

Phạt nguội là gì? Cách tra cứu phạt nguội 2024 chính xác nhanh nhất

1.2k
phanh tay điện tử là gì
Kiến thức xe

Phanh tay điện tử là gì? Cách sử dụng phanh tay điện tử trên ô tô đúng nhất

129
nắp capo là gì
Kiến thức xe

Nắp capo là gì? Tác dụng, cách mở nắp capo ô tô đúng chuẩn

109

BÀI VIẾT YÊU THÍCH

  • tài liệu ccna

    [Free] Tài Liệu CCNA Tiếng Việt Full + Lab Đầy Đủ (Tải Mới Nhất)

    1321 shares
    Share 528 Tweet 330
  • 999+ Kí tự đặc biệt chữ Trung Quốc đẹp, đầy đủ nhất (2024)

    569 shares
    Share 227 Tweet 142
  • Cách khai báo thông tin thuế Singapore Google Adsense 2024 (A-Z)

    299 shares
    Share 120 Tweet 75
  • Daihatsu là gì? Lịch sử phát triển, các mẫu xe Toyota dùng nền tảng Daihatsu tại Việt Nam

    180 shares
    Share 72 Tweet 45
  • Cách tải video Douyin không logo về điện thoại, máy tính đơn giản (2024)

    418 shares
    Share 167 Tweet 104

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

5 cây vàng bao nhiêu tiền

Giá 5 cây vàng bao nhiêu tiền? Cập nhật mới nhất hôm nay (18K, 24K, 9999)

cách mở khóa face id khi đeo khẩu trang

Cách mở khóa Face ID khi đeo khẩu trang iPhone cực dễ dàng (Chi tiết)

Cách quét mã QR Wifi trên iPhone cực đơn giản, thành công

Cách quét mã QR Wifi trên iPhone cực đơn giản, thành công 100% (2024)

cách viết họ tên trong tiếng anh chính xác

Cách viết họ tên trong tiếng Anh đúng nhất cho người mới (2024)

mạng gan là gì

Mạng GAN là gì? Đặc điểm, vai trò của mạng Global Area Network (A-Z)

tip công nghệ - blog chia sẻ kiến thức công nghệ

Blog Tipcongnghe.com – Tip Công Nghệ chia sẻ kiến thức công nghệ, tin tức, thủ thuật sử dụng máy tính, sử dụng điện thoại Smartphone, ứng dụng di động, kiến thức thủ thuật ô tô, thủ thuật để sử dụng Internet hiệu quả nhất, hướng dẫn mẹo tip sử dụng phần mềm, phần cứng máy tính, kiến thức công nghệ AI, MMO, Marketing,… giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị và đạt được hiệu quả cao trong công việc, đời sống.

Kết nối với blog

Chuyên mục

  • Internet
  • Kiến thức mạng
  • Kiến thức xe
  • Máy tính
  • MMO
  • Tài chính
  • Điện máy gia dụng
  • Điện thoại
5 cây vàng bao nhiêu tiền

Giá 5 cây vàng bao nhiêu tiền? Cập nhật mới nhất hôm nay (18K, 24K, 9999)

cách mở khóa face id khi đeo khẩu trang

Cách mở khóa Face ID khi đeo khẩu trang iPhone cực dễ dàng (Chi tiết)

Cách quét mã QR Wifi trên iPhone cực đơn giản, thành công

Cách quét mã QR Wifi trên iPhone cực đơn giản, thành công 100% (2024)

  • Giới thiệu
  • Quy định sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Google News

© 2023 Bản quyền bởi Tip Công Nghệ

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home
  • Điện thoại
  • Máy tính
  • Xe hơi
  • Mạng máy tính
  • Điện máy gia dụng
  • MMO
  • Tài chính
  • Internet

© 2023 Bản quyền bởi Tip Công Nghệ